Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp

Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sinh non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng [6], [162]. Ước tính có khoảng 13,4 triệu ca sinh non vào năm 2020 [133]. Các nước Đông Nam Á ghi nhận tỷ lệ đẻ non trung bình chiếm tỷ lệ cao dao động khoảng từ 5,9% đến 8,3% [133]. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á và châu Phi cận Sahara. Ước tính có khoảng 35% ca tử vong ở trẻ sơ sinh mỗi năm trên thế giới là do các biến chứng của đẻ non gây nên [170].


Tình trạng sức khỏe yếu và nguy cơ tử vong cao ở trẻ sinh non dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao hơn ở nhóm bà mẹ này. Nghiên cứu của Timothy O.Ihongbe về ảnh hưởng sinh non đến nguy cơ mắc các triệu chứng về trầm cảm chỉ ra rằng những phụ nữ sinh non 1 lần và sinh non cả 2 lần gần đây có nguy cơ mắc các triệu chứng về trầm cảm cao hơn từ 55% đến 74% so với phụ nữ sinh đủ tháng ở cả hai lần sinh [100]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về trầm cảm trên nhóm đối tượng bà mẹ sinh non chủ yếu được đánh giá tại các bệnh viện Nhi khi trẻ có các bệnh lý phải nhập viện điều trị mà chưa tìm thấy nghiên cứu đánh giá chung về trầm cảm trên những bà mẹ sinh non, như nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh tại bệnh viện Nhi Đồng I ghi nhận tỷ lệ trầm cảm là 70,8% [21]; nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Loan tại Trung tâm Sơ sinh- Bệnh viện Nhi Trung ương với tỷ lệ trầm cảm là 66,0% [15]. Trầm cảm ở bà mẹ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt. Nghiêm trọng hơn, họ có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hoại bản thân và con của họ [86]. Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, trầm cảm sau sinh còn ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy trẻ và sự phát triển của trẻ [108], [115]. Nghiên cứu của Adewuya trên 242 bà mẹ sau sinh cho thấy cân nặng và chiều cao của trẻ ở bà mẹ trầm cảm có xu hướng tăng trưởng kém hơn từ 3,28 lần đến 3,41 lần so với bà mẹ không bị trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra những bà mẹ bị trầm cảm có nhiều khả năng ngừng cho con bú sớm hơn và con của họ dễ bị tiêu chảy và mắc các bệnh truyền nhiễm khác so với nhóm bà mẹ không bị trầm cảm [24]. Một số các nhóm yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh đã được chỉ ra bao gồm thiếu sự hỗ trợ của xã hội, sự giúp đỡ từ phía gia đình, bạo lực tinh thần và bạo lực thể xác [16], [86]. Do đó, đánh giá trầm cảm và các yếu tố liên2 quan từ đó lựa chọn biện pháp can thiệp nhằm giảm triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non là rất cần thiết.
Hiện nay, các biện pháp can thiệp nhằm giảm các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh như can thiệp tâm lý, sử dụng thuốc đã được biết đến. Tuy nhiên, sửdụng thuốc trong can thiệp trầm cảm sau sinh thường khiến bà mẹ có những lo lắng do những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, biện pháp can thiệp tâm lý và can thiệp tâm lý kết hợp với các phương pháp khác vẫn là lựa chọn được các bà mẹ ưa chuộng hơn [120]. Điều này cũng được chứng minh qua các nghiên cứu khi biện pháp tâm lý giúp giảm tỷ lệ trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu công bố đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp tâm lý trên nhóm đối tượng này. Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là hai bệnh viện chuyên khoa phụ sản lớn nhất cả nước, nơi tiếp nhận trên 20.000 các ca đẻ mỗi năm. Đặc biệt, hàng năm hai bệnh viện có từ 2.200 đến 4.300 ca sinh non. Nhiều trẻ thường phải điều trị trong bệnh viện từ vài ngày đến 2 – 3 tháng mới có thể về với gia đình, do đó cho thấy có một lượng lớn các bà mẹ có nguy cơ trầm cảm sau sinh [3], [4]. Vìvậy, việc nhận biết, đánh giá và can thiệp cho bà mẹ sinh non có dấu hiệu trầm cảm có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện tình trạng bệnh của bà mẹ mà còn cải thiện được mối quan hệ mẹ con và giúp cho sự phát triển thể chất và tâm thần của đứa trẻ sau này. Nhằm góp phần đánh giá thực trạng trầm cảm sau sinh non cũng như các yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp hỗ trợ tâm lý cho các bà mẹ trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp” với các mục tiêu của nghiên cứu:
1. Mô tả tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023.
3. Đánh giá kết quả can thiệp làm giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở bà mẹ sinh non Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….3
1.1. Tổng quan chung về sinh non và trầm cảm sau sinh ………………………………….3
1.1.1. Khái niệm dùng trong nghiên cứu……………………………………………………..3
1.1.2. Gánh nặng sinh non và vai trò đánh giá trầm cảm sau sinh non…………….5
1.1.3. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm …………………………………………………….6
1.2. Nghiên cứu về thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non
trên thế giới và Việt Nam …………………………………………………………………………..13
1.2.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………………13
1.2.2. Tại Việt Nam ………………………………………………………………………………..17
1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh trên thế giới và Việt Nam………19
1.3.1. Yếu tố cá nhân………………………………………………………………………………20
1.3.2. Yếu tố văn hóa – gia đình – xã hội ……………………………………………………21
1.3.3. Yếu tố sức khỏe mẹ và bé ………………………………………………………………23
1.4. Can thiệp hỗ trợ trầm cảm sau sinh ……………………………………………………….24
1.4.1. Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh …………………………………….24
1.4.2. Ứng dụng di động thông minh trong can thiệp trầm cảm sau sinh ……….27
1.4.3. Hiệu quả can thiệp hỗ trợ trầm cảm …………………………………………………30
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ……………………………………………………………….33
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………………………35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..37
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ………………………………………………………………………37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………..37
2.2. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………………………..38
2.3. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………………38
2.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………..38
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………….382.4.2. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………..39
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………….40
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu ………………………………………………………………..43
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin…………………………………………………..45
2.6.1. Kỹ thuật thu thập thông tin……………………………………………………………..45
2.6.2. Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………………45
2.6.3. Quy trình thu thập thông tin ……………………………………………………………48
2.7. Tổ chức thực hiện ……………………………………………………………………………….51
2.8. Quản lý và phân tích số liệu …………………………………………………………………55
2.8.1. Quản lý số liệu………………………………………………………………………………55
2.8.2. Cách tính và phân loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu…………………56
2.8.3. Phân tích số liệu ……………………………………………………………………………57
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………………59
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………61
3.1. Thông tin của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………61
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu………………………….61
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý kèm theo…………………………………………………………….62
3.2. Thực trạng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non…………………………………………….64
3.2.1. Đặc điểm trầm cảm bà mẹ sau sinh non theo thang đo EPDS ……………..64
3.2.2. Đặc điểm triệu chứng trầm cảm của bà mẹ sau sinh…………………………..66
3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non…………………………………71
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sinh non sau 4 tuần …………………71
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 6 tuần …………………81
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 10 – 12 tuần…………86
3.4. Hiệu quả can thiệp ………………………………………………………………………………90
3.4.1. Thông tin chung bà mẹ tiến hành can thiệp ………………………………………90
3.4.2. Hiệu quả chương trình can thiệp bà mẹ sau sinh non …………………………94
3.4.3. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả can thiệp trầm cảm sau sinh…….100Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………..105
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..105
4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu …………………………………………..105
4.1.2. Đặc điểm sức khỏe bà mẹ và con …………………………………………………..107
4.2. Thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ……………………………………..108
4.2.1. Thực trạng tỷ lệ bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh ……………………..108
4.2.2. Triệu chứng lâm sàng trầm cảm sau sinh………………………………………..113
4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non ở phụ nữ sau sinh …….118
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sinh non sau 4 tuần ……………….118
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 6 tuần ……………….127
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 10 – 12 tuần ………130
4.4. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non……132
4.4.1. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý …………………………………………………132
4.4.2. Hiệu quả can thiệp……………………………………………………………………….134
4.5. Những đóng góp mới của đề tài…………………………………………………………..140
4.6. Một số hạn chế trong nghiên cứu ………………………………………………………..141
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………142
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Độ nhạy và độ đặc hiệu của một số thang đo sàng lọc trầm cảm sau sinh……..9
Bảng 1.2. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở Việt Nam sử dụng thang đo EPDS……………..12
Bảng 1.3. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở một số nước Châu Âu và Châu Phi sử dụng
thang đo EPDS …………………………………………………………………………..14
Bảng 1.4. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở một số nước Châu Á sử dụng thang đo EPDS…..15
Bảng 1.5. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh non trên thế giới …………………………………………16
Bảng 1.6. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở Việt Nam sử dụng thang đo EPDS……………..17
Bảng 2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo EPDS ……………………………………47
Bảng 3.1. Đặc điểm chung đối tượng tham gia nghiên cứu ……………………………….61
Bảng 3.2. Đặc điểm về sức khỏe thể chất và tâm thần của ĐTNC ……………………..62
Bảng 3.3. Đặc điểm sản khoa ………………………………………………………………………..63
Bảng 3.4. Sự thay đổi các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm sau sinh non ………66
Bảng 3.5. Tỷ lệ triệu chứng đặc trưng ở bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm …………………66
Bảng 3.6. Sự thay đổi các triệu chứng phổ biến của trầm cảm …………………………..67
Bảng 3.7. Tỷ lệ triệu chứng phổ biến ở bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm ………………….68
Bảng 3.8. Sự thay đổi các triệu chứng cơ thể ………………………………………………….69
Bảng 3.9. Tỷ lệ triệu chứng cơ thể ở bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm………………………70
Bảng 3.10. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm cá nhân với dấu hiệu trầm cảm ở
bà mẹ sau sinh 4 tuần ………………………………………………………………….71
Bảng 3.11. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm cá nhân của chồng với dấu hiệu
trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ………………………………………………..73
Bảng 3.12. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm gia đình và xã hội với dấu hiệu
trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ………………………………………………..75
Bảng 3.13. Mối liên quan của các yếu tố sức khỏe bà mẹ với dấu hiệu trầm cảm ở
bà mẹ sau sinh 4 tuần ………………………………………………………………….77
Bảng 3.14. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm sức khỏe trẻ với dấu hiệu trầm
cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ………………………………………………………..79Bảng 3.15. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với dấu hiệu trầm cảm ở bà
mẹ sau sinh 4 tuần ……………………………………………………………………..80
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm trẻ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 6
tuần ………………………………………………………………………………………….81
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa sức khỏe và công việc bà mẹ với dấu hiệu trầm cảm
sau sinh non 6 tuần …………………………………………………………………….82
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với dấu hiệu trầm cảm sau sinh
non 6 tuần …………………………………………………………………………………83
Bảng 3.19. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với dấu hiệu trầm cảm sau
sinh 6 tuần …………………………………………………………………………………85
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm trẻ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 10-
12 tuần ……………………………………………………………………………………..86
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sức khỏe bà mẹ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non
10-12 tuần …………………………………………………………………………………87
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với dấu hiệu trầm cảm sau sinh
non 10-12 tuần …………………………………………………………………………..88
Bảng 3.23. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với dấu hiệu trầm cảm sau
sinh 10 – 12 tuần ………………………………………………………………………..89
Bảng 3.24. Đặc điểm chung đối tượng can thiệp ……………………………………………..90
Bảng 3.25. Đặc điểm hành vi tìm kiếm hỗ trợ tâm lý của bà mẹ ………………………..91
Bảng 3.26. Điểm EPDS trước và sau can thiệp lần 1 ……………………………………….94
Bảng 3.27. Đặc điểm phân nhóm trầm cảm dựa theo thang đo EPDS sau can thiệp …….95
Bảng 3.28. Đặc điểm về các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm trước và sau sinh
can thiệp ……………………………………………………………………………………95
Bảng 3.29. So sánh tỷ lệ mắc các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm ở 2 nhóm sau
can thiệp…………………………………………………………………………………….96
Bảng 3.30. Đặc điểm về các triệu chứng phổ biến của trầm cảm sau sinh can thiệp …..96
Bảng 3.31. So sánh tỷ lệ mắc các triệu chứng phổ biến của trầm cảm ở 2 nhóm sau
can thiệp ……………………………………………………………………………………97Bảng 3.32. Đặc điểm về các triệu chứng cơ thể của trầm cảm sau sinh can thiệp ..98
Bảng 3.33. So sánh tỷ lệ mắc các triệu chứng cơ thể của trầm cảm ở 2 nhóm sau
can thiệp …………………………………………………………………………………..99
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân bà mẹ với hiệu quả can thiệp …100
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa đặc điểm sức khỏe và công việc của bà mẹ với hiệu
quả can thiệp ……………………………………………………………………………101
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa đặc điểm sức khỏe của trẻ với hiệu quả can thiệp ……102
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình ảnh hưởng với hiệu quả can thiệp .103
Bảng 3.38. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với hiệu quả can thiệp trầm
cảm sau sinh ……………………………………………………………………………10

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment