THựC TRạNG NHÂN LựC CủA BệNH VIệN ĐA KHOA HUYệN ĐÔNG HƯNG, TỉNH THáI BìNH NĂM 2010

THựC TRạNG NHÂN LựC CủA BệNH VIệN ĐA KHOA HUYệN ĐÔNG HƯNG, TỉNH THáI BìNH NĂM 2010

THựC TRạNG NHÂN LựC CủA BệNH VIệN ĐA KHOA HUYệN ĐÔNG HƯNG, TỉNH THáI BìNH NĂM 2010, NHU CầU NHÂN LựC GIAI ĐOạN 2011-2015

BÙI BÁ VƯỜNG 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân lực  đóng vai  trò  quan trọng  đối với sự  phát triển KT-XH nói chung, trong đó có ngành Y tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân ngày càng cao. Người dân luôn đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế. Trong  thời  gian  qua,  cùng  với  sự  phát  triển của  nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đã có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là cán bộ y tế có trình độ cao  đang  có  xu  hướng  tập  trung  về  tuyến  trên,  về những nơi có điều kiện tốt hơn, lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn bỏ lại tuyến dưới, những vùng khó khăn và những lĩnh vực chuyên môn kém thu hút như: Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, y tế dự phòng, nhi, lao, tâm thần đưa những nơi này trở thành khu vực thiếu nhân lực.
Theo báo cáo của Vụ Khoa học –  Đào tạo Bộ Y tế năm  2008, nhân lực y tế của nước ta có sự phân bố không đồng đều ở các địa phương, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, khu vực có điều kiện thuận lợi, các tỉnh miền núi,  vùng  Tây  Nguyên,  đồng  bằng  sông  Cửu  Long… 
Hiện nay số cán bộ y tế trình độ cao đẳng,  trung cấp chiếm hai phần ba tổng số cán bộ; số cán bộ trình độ ĐH chỉ chiếm một phần tư số cán bộ, chỉ có khoảng 2% số cán bộ có trình độ thạc sĩ, chỉ có 0,51% có trình độ tiến sĩ. Đáng chú ý, số cán bộ y tế ở thành thị chiếm 50% tổng số cán bộ y tế trong  khi tổng số dân số ở thành thị chỉ chiếm 27,7% số dân cả nước.
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment