Thực trạng ô nhiễm và giảm thính lực do tiếng ồn ở người lao động tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử tỉnh Hà Nam, năm 2023

Luận văn thạc sĩ Thực trạng ô nhiễm và giảm thính lực do tiếng ồn ở người lao động tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử tỉnh Hà Nam, năm 2023

Title:  Thực trạng ô nhiễm và giảm thính lực do tiếng ồn ở người lao động tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử tỉnh Hà Nam, năm 2023
Authors:  Nguyễn Thị, Huyền
Advisor:  Nguyễn Ngọc, Anh
Keywords:  tiếng ồn;giảm thính lực
Issue Date:  11/2024
Abstract:  Mục tiêu nghiên cứu: 1- Mô tả thực trạng môi trường lao động và ô nhiễm tiếng ồn ở một Công ty sản xuất linh kiện điện tử tại tỉnh Hà Nam, năm 2023. 2- Xác định thực trạng sức khỏe và giảm thính lực do tiếng ồn ở người lao động Công ty sản xuất linh kiện điện tử tại tỉnh Hà Nam năm 2023.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1: Môi trường lao động: Đo đạc, khảo sát các yếu tố môi trường lao động. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2: Người lao động lao động trực tiếp trong các line sản xuất của công ty.
Phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, Mẫu phỏng vấn, khám sức khỏe, đo thính lực: Chọn mẫu toàn bộ người lao động trực tiếp tham gia sản xuất (n=195).Mẫu tiếng ồn: Chọn đại diện cho 8 line sản xuất và khu vực hành chính bao gồm 34 mẫu ồn chung, 9 mẫu ồn phân tích giải tần.
Kết quả:
­ Có 26,5% số mẫu đo tiếng ồn không đạt TCCP
­ Phân tích giải tần các mẫu đo tiếng ồn vượt TCCP, các giải tần vượt giới hạn cho phép là giải tần tần số cao (tần số công nghiệp) tần số 2000 Hz: 02 mẫu vượt TCCP; tần số 4000Hz: 05 mẫu vượt TCCP); tần số 8000 Hz 05 mẫu vượt TCCP.
­ 79% người lao động làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao; 52,8% người lao động làm việc trong môi trường tiếng ồn ngắt quãng.
­ Có 23,1% (45/195) người lao động làm việc trong môi trường ồn giảm thính lực, trong đó tỷ lệ giảm thính lực 2 tai là 19,5%.
­ Tỷ lệ giảm thính lực cao nhất ở NLĐ có độ tuổi 30-39 (41,1%)
­ Tỷ lệ giảm thính lực tăng theo thâm niên nghề nghiệp. NLĐ có tuổi nghề >= 5 năm có tỷ lệ giảm thính lực cao nhất (33.0%).
­ NLĐ làm việc trong điều kiện môi trường tiếng ồn cao/ngắt quãng có nguy cơ giảm thính lực cao hơn NLĐ làm việc trong ĐK tiếng ồn không cao/ không ngắt quãng.
­ NLĐ có tần suất sử dụng nút tai không thường xuyên/hiếm khi có nguy cơ giảm thính lực cao hơn so với NLĐ sử dụng nút tai thường xuyên và rất thường xuyên. Toàn bộ người lao động bị giảm thính lực đều ở mức độ nhẹ (ngưỡng nghe 21-40dB); không có người lao động giảm thính lực mức độ vừa và nặng.
URI: 
Appears in Collections: Luận văn thạc sĩ

Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment