THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2019
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2019
Học viên: Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lưu Thị Kim Oanh
Hiện nay hệ thống khám, chữa bệnh tại các vùng đồng bào DTTS vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và yếu kém cần phải vượt qua. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân về DVYT, làm tăng sức hấp dẫn đối với người dân khi lựa chọn cơ sở KCB, trong đó chất lượng sử dụng dịch vụ KCB cho trẻ dưới 5 tuổi là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Qua quá trình thu thập số liệu trên 4 vùng DTTS cho thấy các bà mẹ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi rất đa dạng. Từ việc đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế tư nhân, nhà nước đưa đến phòng khám tư nhân, đến trạm y tế xã…
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi các yếu tố ảnh hưởng ở một số dân tộc thiểu số năm 2019” với mục tiêu là mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi tại một số vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2019. Từ đó đề xuất những giải pháp để tăng cường việc sử dụng dịch vụ KCB cho trẻ em < 5 tuổi.
Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính đã được thực hiện tại ở 12 tỉnh thuộc 4 vùng sinh thái có nhiều người/tộc đồng bào DTTS sinh sống từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 10 năm 2020. Đối tượng nghiên cứu gồm bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị ốm trong vòng 12 tháng đến thời điểm nghiên cứu. Trong tổng số phiếu phỏng vấn bà mẹ có con dưới 5 tuổi, đã điều tra 966 phiếu đủ điều kiện đưa vào phân tích số liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc sử dụng dịch vụ KCB tại 4 vùng dân tộc thiểu số trên cả nước có sự chênh lệch giữa tỷ lệ không sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của trẻ dưới 5 tuổi (58.6%) và tỷ lệ có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (41.4%). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ có sử dụng dịch vụ KCB cho trẻ dưới 5 tuổi là 41.4%. Khám ở khu vực nhà nước chiếm 81.1% chủ yếu là ở trạm y tế cơ sở gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng như vùng DTTS; học vấn, nghề nghiệp, ngôn ngữ của bà mẹ, xếp loại điều kiện kinh tế gia đình, mức độ hài lòng chờ đợi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh có liên quan với hành vi sử dụng dịch vụ KCB của bà mẹ khi trẻ bị ốm.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã có một số khuyến nghị cho Sở Y tế phổ biến hướng dẫn các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về kiến thức chăm sóc, xử trí khi trẻ bị bệnh, nên đưa trẻ đến CSYT gần nhất khi trẻ bị bệnh, không nên tự ý điều trị tại nhà. Tổ chức các chương trình tuyên truyền và giao lưu với các dân tộc thiểu số để xóa bỏ rào cản ngôn ngữ.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com