Thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh hoá năm 2010
Thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh hoá năm 2010.Đại dịch HIV mới xuất hiện từ năm 1981 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. Trải qua gần 30 năm phòng chống HIV/AIDS, các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải đư¬ơng đầu với một đại dịch HIV/AIDS rất nguy hiểm. HIV/AIDS không chỉ ảnh h¬ưởng tới sức khoẻ, tính mạng con ngư¬ời mà còn ảnh hưởng tới tương lai của các dân tộc, tác động nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Hơn 30 năm qua, tuy đã có những thành công nhất định, nhưng có thể thấy nhân loại chư¬a đủ khả năng ngăn chặn đ¬ược tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề nhiều vùng thuộc châu Phi và tiếp theo là châu Á. Theo ước tính của UNAIDS/WHO, đến năm 2008 trên toàn thế giới có khoảng 33,4 triệu (31,1-35,8 triệu) người lớn và trẻ em đang sống chung với HIV, trong đó khu vực châu Phi và cận Shahara có số lượng người nhiễm cao nhất (22,4 triệu), khu vực châu Á là khu vực đứng thứ hai về số người nhiễm (4,7 triệu). Chỉ tính riêng trong năm 2008, số người mới nhiễm HIV là 2,7 triệu, trong đó khu vực cận Shahara châu Phi là 1,9 triệu, khu vực châu Á là 350.000. Năm 2008, AIDS đã lấy đi sinh mạng của 2,0 triệu người trên toàn thế giới, trong đó 70% là ở cận Shahara châu Phi. Hiện mỗi ngày có trên 6.800 người nhiễm HIV và trên 5.700 người tử vong vì AIDS [58].
Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên đ¬ược phát hiện vào năm 1990. Từ đó đến nay, gần 20 năm đã qua, Việt Nam đã xây dựng, thực hiện các kế hoạch phòng chống HIV/AIDS và thu đư¬ợc những kết quả b¬ước đầu, nh¬ưng còn chưa đủ mạnh để ngăn chặn dịch HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS tiếp tục gia tăng. Từ năm 1990 – 1993: Dịch tập trung ở một số tỉnh với số nhiễm HIV phát hiện dư¬ới 1.500 trư¬ờng hợp mỗi năm; từ năm 1994 – 1998, dịch lan ra toàn quốc với số nhiễm HIV phát hiện hàng năm từ 1.500 đến d-ưới 5.000 tr¬ường hợp. Từ năm 1999 đến nay, số nhiễm HIV phát hiện trên 10.000 trường hợp mỗi năm và dịch có xu hướng lan rộng ra cộng đồng, tính đến ngày 30/6/2009 số người nhiễm HIV hiện đang còn sống trên toàn quốc là 149.653 người, số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là 32.400 bệnh nhân và 43.265 bệnh nhân đã tử vong do AIDS [21]. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam liên quan mật thiết với tình trạng tiêm chích ma túy và bán dâm [4], [45].
Thanh Hoá là một trong những tỉnh đứng đầu trong cả nước về số người nhiễm HIV/AIDS. Theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống HIV/ AIDS tỉnh Thanh Hóa, tính đến 31/11/2010 toàn tỉnh có 4.890 người nhiễm HIV được báo cáo, trong đó 2347 người đó chuyển sang các giai đoạn AIDS và 826 người đó chết do AIDS, chủ yếu tập trung ở một số huyện thị như TP.Thanh hóa 26.2%, Quan hóa 9.1%, Thọ xuân 7.6%, Mường lát 5.3%. Đại dịch không chỉ có ở các thành phố thị trấn mà đã lan tới các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng thuần nông, có tới 79,3%( 506/638) xã phường, và 100%( 27/27) Huyện thị trong tỉnh đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS.
Triệu Sơn là huyện có địa bàn rộng với diên tích 292km2, được hình thành 3 vùng kinh tế khác nhau: Đồng bằng, Trung du và miền núi. Phát triển kinh tế chủ yếu là trồng lúa, có 36 xã, thị trấn với tổng số dân 234.000 người. Do đặc điểm 3 vùng khác nhau nên trình độ dân trí, phong tục tập quán và điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều, vì vậy tạo nên tình hình bệnh tật ở các vùng có sự khác nhau, với miền núi các bệnh phổ biến là sốt rét, bướu cổ, da liễu… Các xã vùng đồng bằng và Trung du phổ biến các bệnh đường ruột, hô hấp, giun, sán và sốt rét ngoại lai. Do dân đi làm ăn ở các tỉnh khác về mang theo và làm cho một số bệnh dich khác cũng gia tăng như: nghiện hút, ma tuý, HIV/AIDS…
Trong những năm gần đây người nhiễm HIV/AIDS đang có chiều hướng tăng nhanh. Tính đến tháng 31/12/2010 toàn Huyện Triệu Sơn(HTR) Có 112 người nhiễm HIV và số xã có người mắc là 31/36 xã thị trấn. Gồm nam là 88, nữ 24( Trẻ < 5 tuổi là 3), người < 30 tuổi 89 – người >30 tuổi 23. Trong đó có 68 bệnh nhân AIDS và 37 người đó chết do AIDS, đa phần nằm trong độ tuổi thanh niên (theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS). Đường lây qua tiêm chích 91 người, qua đường tình dục 19 người và lây từ mẹ sang con là 3. Tuy chưa có thuốc chữa khỏi AIDS nhưng việc cung cấp một chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ phù hợp và hiệu quả là một chiến lược quan trọng giúp mọi người giảm nguy cơ để bảo vệ chính mình và gúp phần làm giảm sự lan tràn dịch bệnh.
Các trường trung học phổ thông là nguồn cung cấp lực lượng lao động tương lai cho xã hội. Nhằm đánh giá thực trạng về kiến thức phòng, chống và các yếu tố ảnh hưởng để định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phòng, chống AIDS hiệu quả trên địa bàn đồng thời làm tài liệu tham khảo để xây dựng kế hoạch phòng, chống AIDS của tỉnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh hoá năm 2010”.
Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Triệu Sơn năm 2011.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
1. Ban phòng chống AIDS, Bộ Y tế – Tiểu ban pháp luật và chế độ chính sách (2002), Hỏi đáp pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.
2. Ban Khoa Giáo Trung ương (2005), Hội thảo điều trị thay thế nhằm dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam.
3. Bộ Y tế (2008), Đánh giá giữa kỳ Dự án “Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tài trợ, 2008.
4. Bộ Y tế (2009), Báo cáo tổng kết dự án phòng, chống HIV/AIDS do DFID tài trợ, 2009.
5. Bộ Y tế – Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ-Chương trình AIDS toàn cầu (2003), “Các nguyên tắc dự phòng HIV trong nhóm sử dụng ma túy”, Hội thảo về dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm những người TCMT tại Việt Nam.
6. Bộ Y tế (2008), Số liệu giám sát trọng điểm HIV giai đoạn 1994-2008.
7. Bộ Y tế- Ban quản lý Dự án Phòng lây nhiễm HIV ở Việt Nam (2009), Báo cáo kết quả dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do DFID tài trợ giai đoạn 2004-2008.
8. Bộ Y tế (2007), Chương trình hành động giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình, Nhà xuất bản Y học, Đà Nẵng.
9. Bộ Y Tế (2000), Quyết định số 1418/2000/BYT-QĐ ngày 04/5/2000 của Bộ y tế về việc ban hành Thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam.
10. Bộ Y tế – Ban phòng chống AIDS – Vụ Y tế dự phòng (2002), Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, Hà Nội.
11. Bộ Y tế – Ban phòng chống AIDS – Vụ Y tế dự phòng (2002), Xét nghiệm HIV, Hà Nội.
12. Bộ Y Tế – Vụ Y tế dự phòng (2003), Hướng dẫn triển khai chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam (Chương trình 100% bao cao su), Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2007), Chương trình hành động giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình, Nhà xuất bản Y học, Đà Nẵng.
14. Bộ Y tế (2003), Báo cáo kết quả giám sát hành vi nguy cơ của Cục YTDP và phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
15. Bộ Y tế (2006), Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006.
16. Bộ Y tế (2008), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS tháng 4/2008.
17. Bộ Y Tế – Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2007), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 và kế hoạch 2007.
18. Bộ Y Tế – Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007 – 2012.
19. Bộ Y tế (2004), Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020.
20. Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y Tế (2008), Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2007 và kế hoạch 2008.
21. Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y Tế (2009), Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2008 và kế hoạch 2009.
22. Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y Tế (2009), Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng năm 2009.
23. Đỗ Trung Phấn (2002), An toàn truyền máu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Kính (2007), Nghiên cứu mô hình quản lý, chăm sóc và tư vấn cho ng¬ười nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, Luận án tiến sỹ Y học.
25. Nguyễn Văn Khanh (2009), Thực trạng nhiễm HIV và mối liên quan đến một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, hành vi tình dục, sử dụng ma tuý ở gái mại dâm tại Hà Nội, Luận án tiến sỹ Y học.
26. Nguyễn Văn Kính (2008), “Chiều hướng nhiễm HIV/AIDS của các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điểm tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, năm 2001 – 2006”, Tạp chí Y học Việt nam, (342), tr. 24-29.
27. Nguyễn Thanh Long (2002), Dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS tại 21 tỉnh trọng điểm và thử nghiệm, đánh giá mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại An Giang và Kiên Giang, Luận án tiến sỹ Y học.
28. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và CS (1999), “Xây dựng phương pháp ước tính và dự báo tình hình nhiễm HIV/AIDS sử dụng các mô hình lây nhiễm tại TP.HCM”, Tạp chí của Viện Pasteur TP.HCM.
29. Phương Đông (2002), “Chống kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử với HIV/AIDS: Kinh nghiệm của một số nước”, Tạp chí AIDS và cộng đồng, (số chuyên đề), tr. 20-21.
30. Tổ chức Y tế thế giới (1995), Thông tin cơ bản về HIV/AIDS.
31. Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm (2003), Chiến l¬¬ược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Hà Nội.
32. Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS (1999), Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống HIV/AIDS, 1999: 1-2.
33. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương – Tiểu ban Giám sát HIV/AIDS (2005), Báo cáo kết quả giám trọng điểm, Hà Nội.
34. Viện VSDTTƯ (2006), Xét nghiệm HIV, Hà Nội.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS HIỆN NAY 4
1.1.1. Trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 8
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hóa và Triệu Sơn 11
1.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 13
1.2.1. Các phương thức lây truyền 13
1.2.2. Tiến triển tự nhiên và dấu hiệu lâm sàng 14
1.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS 17
1.3.1. Phòng lây nhiễm qua đường tình dục 17
1.3.2. Phòng lây nhiễm qua đường máu 17
1.3.3 Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con. 18
1.4.THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA HỌC SINH THPT 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 24
2.3. NỘI DUNG NGHIấN CỨU 24
2.3.1. Thực trạng kiến thức thái độ thực hành PC HIV/AIDS của HSTHPT Huyện Triệu Sơn 24
2.3.2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông 24
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh TTPT Huyện Triệu Sơn 25
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 26
2.4.3. Thu thập số liệu 27
2.4.4. Các biến số nghiên cứu 27
2.4.5. Xử lý số liệu: 30
2.4.6 Kỹ thuật khống chế sai số: 30
2.4.7. Đạo đức nghiên cứu: 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33
3.1.1. Tỷ lệ học sinh phân bố theo trường, lớp. 33
3.1.2. Tỷ lệ học sinh phân bố theo tuổi. 34
3.1.3. Tỷ lệ học sinh phân bố theo giới 35
3.1.4. Phân phối tầng lớp xã hội của bố, mẹ đối tượng nghiên cứu. 35
3.1.5. Trình độ học vấn của bố, mẹ học sinh nghiên cứu. 36
3.2. KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ HIV/AIDS CỦA HỌC SINH PTTH HUYỆN TRIỆU SƠN 37
3.2.1. Kiến thức về HIV/AIDS của HS. 37
3.2.2. Thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của HS 41
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 42
3.3.1. Nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS cho học sinh PTTH. 42
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống HIV/AIDS. 43
3.3.3: Một số yếu tố liên quan đến thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS 51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 56
4.1. THÔNG TIN CHUNG VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 56
4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG VỀ PHỒNG CHỐNG HIV/AIDS 57
4.2.1. Kiến thức về HIV/AIDS của học sinh 57
4.2.2. Thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh. 60
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC HIỂU BIẾT, PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 62
4.3.1. Nguồn cung cấp thông tin 62
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống HIV/AIDS 64
4.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức và nghề nghiệp, học vấn, tầng lớp bố mẹ 66
4.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức và học vấn của bố mẹ 67
4.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 68
4.5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU 70
4.4.1. Điểm mạnh: 70
4.4.2. Hạn chế 70
4.4.3. Những đóng góp: 70
KẾT LUẬN 71
KHUYẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình dịch AIDS toàn cầu đến tháng 12/2008 5
Bảng 1.2. Tình hình nhiễm HIV tại các khu vực trên thế giới đến năm 2008 6
Bảng 1.3. Mười tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV hiện đang còn sống trên 100.000 dân cao nhất. 9
Bảng 2.1. Đánh giá kiến thức thái độ và thực hành 28
Bảng 2.2. Một số yếu tố liên quan kiến thức, thái độ, thực hành. 29
Bảng 2.3. Liên quan kiến thức, thái độ với thực hành 30
Bảng 3.1. Kiến thức của học sinh TPTH về sự nguy hiểm của HIV/AIDS 37
Bảng 3.2. Kiến thức của học sinh PTTH về đường lây truyền HIV/AIDS 38
Bảng 3.3. Kiến thức của học sinh về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS 39
Bảng 3.4. Thực hành phòng chống HIV/AIDS 41
Bảng 3.5. Nguồn cung cấp thông tin 42
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức và giới tính 43
Bảng 3.7. Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh 43
Bảng 3.8. Kiến thức về đường lây truyền bệnh 44
Bảng 3. 9. Kiến thức về phòng tránh bệnh 45
Bảng 3.10. Kiến thức về tác nhân gây bệnh 46
Bảng 3.11. Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh 46
Bảng 3.12. Kiến thức về đường lây truyền bệnh 47
Bảng 3.13. Kiến thức về phòng tránh bệnh 48
Bảng 3.14. Kiến thức về hiểu biết sự nguy hiểm của bệnh 49
Bảng 3.15. Kiến thức về đường lây bệnh 49
Bảng 3.16. Kiến thức về phòng tránh bệnh 50
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thái độ, thực hành và giới 51
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ, thực hành và lớp 10, 11, 12 52
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thái độ, thực hành và trường 53
Bảng 3.20. Mối liên quan thái độ, thực hành của học sinh 54
Bảng 3.21. Mối liên quan thái độ, thực hành của học sinh và trình độ học vấn của mẹ 55
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích 10
Biểu đồ 1.2. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm gái bán dâm 10
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh phân bố theo trường, lớp 33
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh phân bố theo tuổi 34
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh phân bố theo giới 35
Biểu đồ 3.4. Phân phối tầng lớp xã hội của bố, mẹ đối tượng nghiên cứu 35
Biểu đồ 3.5. Trình độ học vấn của bố, mẹ học sinh nghiên cứu. 36
Biểu đồ 3.6. Kiến thức về tác nhân gây bệnh 40
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh tin rằng có thể tránh lây bệnh 41