Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2017

Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2017

Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2017. Ngày nay, những thành tựu của y học trong việc chẩn đoán, điều trị đã giúp phát hiện sớm và điều trị thành công cho nhiều ngƣời bệnh mắc các bệnh nan y mà trƣớc đây không có khả năng cứu chữa, mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho nhiều ngƣời và nhiều gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thách thức hàng đầu trong lĩnh vực y tế hiện nay là bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) an toàn cho ngƣời bệnh. Các chuyên gia y tế đã nhận ra một hiện thực là bệnh viện không phải là nơi an toàn cho ngƣời bệnh nhƣ mong muốn và mâu thuẫn với chính sứ mệnh của nó là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con ngƣời [6].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2001), An toàn ngƣời bệnh (ATNB) là sự phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho ngƣời bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc [37]. Theo Cơ quan chất lƣợng và nghiên cứu sức khỏe (Agency for Healthcare Research and Quality – AHRQ), ATNB là một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phƣơng pháp an toàn nhằm hƣớng đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy).

Trong lĩnh vực y khoa tại Hoa Kỳ, trong thập niên 90, hàng năm có khoảng 44.000 đến 98.000 trƣờng hợp tử vong và một triệu thƣơng tổn liên quan đến sai sót y khoa, cao hơn hẳn so với số tử vong do tai nạn giao thông (43.458), ung thƣ vú (42.297), và AIDS (16.516) [3]. Theo tổng kết của WHO, trong 10 ngƣời bệnh nhập viện thì có một ngƣời bệnh gặp phải sự cố y khoa và trong 300 sự cố có một sự cố đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến tử vong [12].
Hậu quả của các sự cố y khoa làm kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị nhƣ ở Anh tổn thất 800 triệu bảng Anh hàng năm; Mỹ 19,5 tỷ USD/năm và Châu Âu từ 13 đến 24 tỷ Euro/năm [23]. Tại các nƣớc phát triển tỉ lệ tai biến y khoa từ 3,8% đến 16,7% ngƣời bệnh nhập viện trong đó hơn 50% các sự cố là có thể ngăn ngừa đƣợc. Nguyên nhân của các sự cố y khoa chủ yếu do lỗi hệ thống (70%) và chỉ có 30% sai sót liên quan tới cá nhân ngƣời hành nghề [7].
Các nghiên cứu về ATNB cho rằng để bảo đảm về ATNB cần phải tiếp cận một cách có hệ thống về ATNB và nâng cao tính tích cực của văn hóa tổ chức vào2 ATNB (hay còn gọi là văn hóa an toàn ngƣời bệnh – VHATNB). Và có thể nói VHATNB là một phần rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng của ATNB. Từ thập kỷ 90, sau những báo cáo của the Harvard Medical Practice [33] và đặc biệt là hƣớng dẫn nghiên cứu về VHATNB [25], nhiều nƣớc và tổ chức trên thế giới đã nghiên cứu về VHATNB để đề ra chính sách và các giải pháp nhằm cải thiện ATNB, giảm thiểu các sự cố về y khoa. WHO cho rằng, tại các bệnh viên tiên tiến cứ 10 ngƣời bệnh thì có 01 ngƣời bệnh vƣớng sự cố y khoa và nguy cơ này có thể lớn hơn tại các nƣớc phát triển [19]. Nên ở Việt Nam nói chung và tại Đồng Tháp nói riêng, ATNB là một vấn đề cấp thiết.
VHATNB là một yếu tố quan trọng của ATNB: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ATNB đóng vai trò nồng cốt trong việc hình thành nên những chƣơng trình cải thiện ATNB. Viện Y học Mỹ (IOM) cho thấy rằng thiết lập một chƣơng trình VHATNB cho nhân viên của các cơ sở y tế là cần thiết để ngăn ngừa các sai sót vô tình hay cố ý có thể dẫn hại đến ngƣời bệnh [12]. Và sự đánh giá thực trạng ATNB trong cơ sở y tế giúp ích cho việc cải thiện chất lƣợng ATNB.
Theo thông tƣ số 19/2013/TT-BYT, ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về việc “Hƣớng dẫn thực hiện quản lý chất lƣợng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” [2], điều 07 của thông tƣ có đề cập đến việc “Triển khai các biện pháp bảo đảm ATNB và nhân viên y tế”, nhƣng thông tƣ vẫn chƣa đề cập cụ thể, trực tiếp đến vai trò của VHATNB. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2017” nhằm mục đích giúp các nhà quản lý bệnh viện, và những ngƣời có liên quan đến lĩnh vực này đề ra chính sách và giải pháp để cải thiện ATNB cho bệnh viện. Mặc khác, nghiên cứu này nhằm để làm cơ sở so sánh cho các khảo sát tiếp theo sau này.3
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng văn hóa an toàn ngƣời bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2017.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa an toàn ngƣời bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2017

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………………….i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………………….ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………………. iii
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………….vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………..vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU………………………………………………………………………………………………………..3
Chƣơng 1…………………………………………………………………………………………………………..4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………………4
1.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………………………………4
1.1.1.Các định nghĩa …………………………………………………………………………………….4
1.1.2. Tầm quan trọng của an toàn người bệnh ……………………………………………….6
1.1.3. Sự cố y khoa………………………………………………………………………………………..6
1.1.4. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu về an toàn người bệnh [3], [7] ………….7
Văn hóa an toàn người bệnh (Survey on Patient Safety)………………………………………..12
1.2. Thực trạng nghiên cứu văn hóa an toàn ngƣời bệnh………………………………………..15
1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa an toàn ngƣời bệnh…………………………………………16
KHUNG LÝ THUYẾT ……………………………………………………………………………………..19
Chƣơng 2…………………………………………………………………………………………………………20
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………………………………………20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………..20
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………….20
2.4. Mẫu và chọn mẫu ……………………………………………………………………………………….21
2.4.1. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………….21
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………………21
2.5. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu………………………………………………………22
2.6. Biến số nghiên cứu……………………………………………………………………………………..24
2.6.1. Biến phụ thuộc…………………………………………………………………………………..24
2.6.2. Biến độc lập………………………………………………………………………………………28
2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng…………………………………………………………………………29
2.7. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………………………30
2.7.1. Làm sạch số liệu ………………………………………………………………………………..30
2.7.2. Nhập và phân tích số liệu ……………………………………………………………………30
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………………32iv
Chƣơng 3…………………………………………………………………………………………………………33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………..33
3.1. Mô tả đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………..33
3.2. Thực trạng về văn hóa an toàn ngƣời bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp…..35
3.3. Mức độ đánh giá chung về văn hóa an toàn ngƣời bệnh…………………………………..41
3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa an toàn ngƣời bệnh ………………………………42
3.4.1. Mối liên quan từng lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh đến đặc điểm đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………..42
3.4.2. Yếu tố về quản lý và môi trường đến văn hóa an toàn người bệnh……………47
3.4.3. Các yếu tố quan hệ xã hội …………………………………………………………………..52
Chƣơng 4…………………………………………………………………………………………………………53
BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………………….53
4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………………………..53
4.2. Nhận xét tổng quát về VHATNB của bệnh viện …………………………………………….53
4.3. Thực trạng về VHATNB tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp……………………………53
4.3.1. Lĩnh vực làm việc theo ê kíp trong cùng một khoa/phòng ……………………….53
4.3.2. Lĩnh vực quan điểm và hành động về ATNB của người quản lý……………….54
4.3.3. Lĩnh vực hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh ……………………………….54
4.3.4. Lĩnh vực về phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi ………………………………………55
4.3.5. Lĩnh vực về trao đổi cởi mở ………………………………………………………………..56
4.3.6. Lĩnh vực về tần suất ghi nhận và báo cáo sự cố/sai sót/lỗi ……………………..56
4.3.7. Lĩnh vực về làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phòng trong bệnh viện ……..56
4.3.8. Lĩnh vực về bàn giao và chuyển tiếp …………………………………………………….57
4.3.9. Lĩnh vực về không trừng phạt khi có sai sót/lỗi ……………………………………..57
4.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa an toàn ngƣời bệnh ………………………………58
4.4.1. Mối liên quan từng lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh đến đặc điểm đối
tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………..58
4.4.2. Yếu tố về quản lý ……………………………………………………………………………….59
4.4.3. Yếu tố về môi trường ………………………………………………………………………….60
4.4.4. Yếu tố về quan hệ xã hội……………………………………………………………………..60
4.5. Hạn chế của nghiên cứu ………………………………………………………………………………61
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………..62
5.1. Mức độ nhận thức chung tỷ lệ đáp ứng tích cực của nhân viên về VHATNB …….62
5.2. Thực trạng văn hóa an toàn ngƣời bệnh…………………………………………………………62
5.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến VHATNB …………………………………………………………………62
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………6

https://thuvieny.com/thuc-trang-van-hoa-an-toan-nguoi-benh-va-mot-so-yeu-to-anh-huong-den-van-hoa-an-toan-nguoi-be/

Leave a Comment