TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2020
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2020
Học viên: Dương Hữu Nghị
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Ấn
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không tuân thủ điều trị hoặc tuân thủ kém được xem là lý do quan trọng dẫn đến việc kiểm soát HA không tốt, đưa đến biến chứng, tử vong ở những bệnh nhân THA. Báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, TTĐT bệnh THA trên thế giới đạt tỷ lệ tương đối thấp chỉ từ 20-30%[40]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu năm 2016 của tác giả Phạm Hoài Nam cho thấy việc không TTĐT bệnh THA là khá cao 66,7%, riêng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh lại chiếm không quá 50% [19]. Tuy đưa ra nhiều mô hình từ quản lý đến nâng cao chất lượng điều trị, tuyên truyền nhưng tỷ lệ tuân thủ
điều trị của người dân còn chưa tốt. Nghiên cứu “Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp trú tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2020” được thực hiện nhằm: Mô tả thực trạng sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng
huyết áp điều trị ngoại trú và xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2020. Nghiên cứu sử dụng thiết kế định
lượng, sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ Trong đó:
n: số người bệnh cần điều tra p: theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Công Trưởng ở Bệnh viện quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân là 41,2%. Nên trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng giá trị p=0,412[34].α: chọn mức ý nghĩa thống kê 0,05d: sai số chấp nhận được, chọn d= 0,07Z2
(1-α/2): hệ số tin cậy tại mức ý nghĩa thống kê α =5% (tra bảng Z=1,96)
Vì vậy cỡ mẫu được tính theo công thức sau là n=190 người bệnh, Dự phòng sốngười bệnh bỏ nghiên cứu hoặc không trả lời đầy đủ các câu hỏi, hoặc từ chối nghiêncứu là khoảng 10%. Vậy cỡ mẫu của nghiên cứu dự kiến sử dụng để điều tra đánh giátuân thủ điều trị tăng huyết áp được làm tròn là 210 người bệnh tới khám tại khoaKhám bệnh, thưc hiện từ tháng 6/2020-3/2021. Nhập liệu phần mềm Epidata 3.1, xử lýsố liệu SPSS 20.0. Về Cấu phần định lượng: Phỏng vấn trực tiếp do nhóm nghiên cứutham khảo bộ câu hỏi và thiết kế (phụ lục 1) từ luận văn tác giả Võ Thanh Phong, vềphương pháp nghiên cứu chúng tôi đưa vào thang điểm của Morisky DE năm 1986.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong 210 đối tượng nghiên cứu, nam giới(42,4%) thấp hơn nữ giới (57,6%) về độ tuổi nghiên cứu nhóm dưới 60 tuổi chiếm tỷlệ cao hơn (59%), qua khảo sát người bệnh có kiến thức chung đạt về tuân thủ điều trịbệnh tăng huyết áp chiếm 80% ( ≥ 9/12 nội dung), người bệnh có thái độ tích cực vềtuân thủ điều trị chiếm 96% (6/8 nội dung). Trong thực hành tuân thủ điều trị: tuân thủđo huyết áp tại nhà (65,7%), tuân thủ dùng thuốc (49,5%), tuân thủ thay đổi lối sống(72,4%), tuân thủ khám định kỳ (98,6%). Người bệnh tuân thủ đúng tất cả 4 nội dungvề TTĐT có 65 người chiếm tỷ lệ 31%.
Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kênhư giới tính, trình độ học vấn của người bệnh và hỗ trợ của các tổ chức xã hội vớithực hành tuân thủ điều trị đúng. Bênh cạnh đó nghiên cứu chỉ tìm thấy mối liên quancó ý nghĩa thống kê về kiến thức chung của người bệnh với thực hành tuân thủ điều trịđạt với p<0,001, người bệnh có kiến thức đạt thì TTĐT cao gấp 0,18 lần so với ngườibệnh có kiến thức không đạt với khoảng tin cậy 95% (0,061-0,523), Ngoài ra còn tìmthấy mối liên quan về sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội với tuân thủ điều trị, mối liên hệcó ý nghĩa thống kê (p<0,05), bệnh nhân không có hỗ trợ từ các tổ chức xã hội tuânthủ đạt cao gấp 2,37 lần so với nhóm còn lại, kết quả nghiên cứu này có vẻ nghịch lývà khác so với nghiên cứu của Nguyễn Hải Yến (2011) không tìm thấy mối liên quan về sự hỗ trợ của tổ chức xã hội với tuân thủ điều trị [27]. Ở đây, những người bệnhđược hỗ trợ từ các tổ chức xã hội lại tuân thủ thấp hơn, tuy được hỗ trợ nhưng sự hỗtrợ từ các tổ chức xã hội là không thường xuyên, những người được hỗ trợ lại là nhữngđối tượng có trình độ học vấn thấp, có ít kiến thức về bệnh nên việc tuân thủ điều trịthấp và không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê về thái độ tuân thủ đều trịcủa người bệnh.
Qua kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảtrong công tác điều trị của Khoa khám bệnh, Trung tâmY tế huyện Thanh Bình, tỉnhĐồng Tháp. Để giúp nâng cao sự giáo dục, tăng cường tư vấn sức khỏe cho ngườibệnh, giúp người bệnh nâng cao kiến thức về bệnh, tuân thủ dùng thuốc huyết áp, thayđổi lối sống, thường xuyên theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ đúng hẹn. Tăngcường công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, các trạm Y tế tăngcường quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp tại công đồng để giúp giảm tải cho tuyến trên và gúp những người bệnh ở xa được quản lý và điều trị tốt hơn.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com