Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019

Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019

Luận văn thạc sĩ y học Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019.Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên bệnh nhân khi nằm viện. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (2009), nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong đó nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân nằm viện đứng hàng thứ 5 và chiếm 25% các trường hợp mắc nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, trong đó 80% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt ống thông tiểu [22]. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu chiếm khoảng 15% – 25% số bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện [5].


Hầu hết các trường hợp bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt ống thông tiểu thường không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rầm rộ và khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh nhân nằm tại khoa Hồi sức tích cực thường trong tình trạng hôn mê nên việc đặt ống thông tiểu chiếm tần suất cao và thời gian kéo dài. Điều này được thấy trong nghiên cứu của Garibaldi R.A tại Anh có 10% bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt ống thông tiểu và tỷ lệ này tăng lên cùng với thời gian lưu ống thông tiểu, ống thông càng lưu dài ngày thì nguy cơ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt ống thông tiểu càng cao. Mặt khác nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt ống thông tiểu làm tăng tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện cũng như tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân[20]. Ước tính chi phí điều trị cho nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt ống thông tiểu tại Bắc Carolina, Mỹ là 124- 349 triệu đô la mỗi năm dẫn đến chính phủ phải trả cho chi phí y tế của cả quốc gia hằng năm vượt quá 131 triệu đô la [18].
Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi khoa lâm sàng. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra trên cơ địa có yếu tố thuận lợi như dị dạng đường tiết niệu, có thai, mắc một số bệnh mạn tính v.v và 90% là do vi khuẩn Gram âm2 gây ra. Việc phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu của bệnh nhân này phải dựa vào các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu một cách hệ thống để đánh giá, ngăn ngừa, khống chế và tìm nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn tiết niệu nhằm có biện pháp phòng ngừa. Khoa Hồi sức tích cực trong bệnh viện luôn là khu vực nguy cơ cao của nhiễm khuẩn bệnh viện, vì tình trạng bệnh nhân nặng, phải thực hiện nhiều thủ thuật xâm lấn, tần suất các vi khuẩn đa kháng cũng cao hơn các khoa phòng khác [17].
Nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết làm tăng chi phí điều trị. Việc giám sát phát hiện sớm và ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu là rất quan trọng đối với các nhà lâm sàng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn tiết niệu đang gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện do thiếu năng lực nuôi cấy vi sinh. Hiện tại việc giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân có đặt thông tiểu chưa được quan tâm đầy đủ trong đó việc chỉ định đặt thông tiểu cần phù hợp. Mặt khác việc giám sát nhiễm khuẩn được xem là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế đề ra hiện nay.
Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, theo nghiên cứu cắt ngang từ năm 2017 đến năm 2019 tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện dao động từ 4,3% đến 6,8 % trong đó nhiễm khuẩn tiết niệu dao động từ 2,9% đến 22,6% trong tổng số ca mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Riêng tại khoa Hồi sức tính cực tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện dao động từ 37,5% đến 42,9 %. Do đó vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện đang được Ban giám đốc và Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện quan tâm nhưng việc giám sát nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân có đặt thông tiểu còn chưa chặt chẽ dẫn đến tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu gia tăng theo thời gian.3 Chính từ thực tiễn trên mà đề tài “Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019” được thực hiện.4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019 là bao nhiêu?
2. Những yếu tố nào có liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019?
3. Những loại vi khuẩn nào thường gặp có liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019.
3. Xác định tỉ lệ các loại vi khuẩn thường gặp liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019

Luận văn Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………..1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………….. 4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………… 4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………….5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN……………………………………………………………. 6
1.1.Đại cương về nhiễm khuẩn tiết niệu………………………………………………………… 6
1.2.Tác nhân gây bệnh, phương thức lây truyền ………………………………………………8
1.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán, phòng ngừa, giám sát nhiễm
khuẩn tiết niệu ……………………………………………………………………………………. 15
1.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt thông tiểu …………….. 33
1.5.Tình hình mắc nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt thông tiểu trên thế giới …………..35
1.6.Tình hình mắc nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt thông tiểu tại Việt Nam …………36
1.7.Tình hình mắc nhiễm khuẩn tiết niệu có đặt thông tiểu tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương ………………………………………………………………………………………….38
1.8. Các nghiên cứu khác …………………………………………………………………………… 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ……………………………………… 40
2.1.Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 40
2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………………. 40
2.3.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………40
2.4.Liệt kê và định nghĩa biến số………………………………………………………………….42
2.5.Kiểm soát sai lệch ………………………………………………………………………………..46
2.6.Phân tích dữ kiện …………………………………………………………………………………46
2.7. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………..47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ…………………………………………………………………………… 49
3.1.Đặc điểm của bệnh nhân ……………………………………………………………………….49
3.2.Các mối liên quan…………………………………………………………………………………52
3.3 Mô hình hồi quy đa biến xác định các yếu tố liên quan đến NKTN……………. 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..574.1. Đặc điểm của bệnh nhân ……………………………………………………………………….57
4.2. Các mối liên quan…………………………………………………………………………………. 61
4.3 Mô hình hồi quy đa biến xác định các yếu tố liên quan NKTN …………………… 64
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu…………………………………………………….. 65
4.5 Khả năng khái quát cao …………………………………………………………………………. 65
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………. 67
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ………………………………………………………………………. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và Bộ câu hỏi nghiên
cứu
PHỤ LỤC 2: Danh sách bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc tính nền của bệnh nhân…………………………………………………………… 49
Bảng 3.2: Những đặc điểm lâm sàng và điều trị ………………………………………………49
Bảng 3.3: Xét nghiệm nước tiểu ……………………………………………………………………50
Bảng 3.4: Nhiễm khuẩn tiết niệu và các tác nhân …………………………………………….51
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa đặc tính nền và NKTN có đặt thông tiểu …………….. 52
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa những đặc điểm lâm sàng, điều trị và NKTN ………..53
Bảng 3.7: Mô hình hồi quy đa biến xác định các yếu tố liên quan NKTN……………55
DANH MỤC BIỀU ĐỒ – HÌNH
Hình 1.1: Các loại vi sinh vật gây NKTN………………………………………………………….9
Hình 1.2: Đường xâm nhập của vi sinh vật lên hệ thống ống thông ……………………13
Hình 1.3: Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến NKTN liên quan đặt catheter…………….14
Hình 1.4: Cách tính ngày xảy ra biến cố khi đặt ống thông………………………………..22
Hình 1.5: Quy trình xác định ca bệnh trong NKTN…………………………………………. 28
Hình 1.6: Các yếu tố nguy cơ có thể gây NKTN có đặt thông tiểu ……………………..34
Hình 1.7: Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp……………………………………. 35
Hình 1.8: Phân bố NKTN theo đơn vị trong bệnh viện …………………………………… 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y Tế (2017), Quyết định số 3916/QĐ- BYT ngày 28/08/2017 về việc ban hành
Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Bộ Y Tế (2017), Quyết định số 3916/QĐ- BYT ngày 28/08/2017 về việc ban hành
Hướng dẫn giám sát Nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
3. Bệnh học Nội khoa, Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh (2012), Nhiễm trùng tiểu,
NXB Y học TP.HCM, tr.326-341.
4. Bệnh học Nội khoa, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (2006), Nhiễm trùng niệu, NXB
Y học Hà Nội, tr.49-56.
5. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2019), Nghiên cứu cắt ngang tỷ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện năm 2019.
6. Lê Thị Bình (2014) “Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải sau đặt thông tiểu
tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học thực hành, tập 2, tr.12-16.
7. Trần Minh Đạo, Bùi Đức Tiến (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm vi sinh, căn
nguyên và kết quả điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân hôn mê có đặt
sonde bàng quang”, Tạp chí Y học thực hành, tập 662 (5), tr.50-52.
8. Hoàng Thị An Hà, Trần Đức Trọng, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Hồng Điệp,
Nguyễn Thị Mỹ Thành (2018) “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn tiết niệu trên
bệnh nhân sỏi tiết niệu tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh năm 2017-2018″.
Tạp chí Khoa học công nghệ Nghệ An, tr.45-48.
9. Huỳnh Văn Huệ, Trần Đỗ Hùng (2012) “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh
viện tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh viện đa khoa Sa Đéc”, Tạp
chí Y học thực hành, tập 12, tr.35-40.
10. Trần Văn Nguyên, Võ Xuân Huy, Quách Trương Nguyện (2014) “Tình hình
nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ ngoài thành ống và từ trong lòng ống thông tiểutại khoa Tiết niệu, BVĐK TP Cần Thơ năm 2013-2014″, Tạp chí Y học TP.Hồ
Chí Minh, tập 18 (4), tr.123-127.
11. Hội tiết niệu – thận học Việt Nam (2013) Tài liệu Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn
đường tiết niệu ở Việt Nam, NXB Y học.
12. Nguyễn Công Thành, Đỗ Thị Thu Vân, Lê Thị Thu Hồng, Phan Quốc Thắng,
Phan Văn Phú, Điêu Thanh Hùng (2013) “Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn đường
tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu”, Tạp chí Y học, tr.42-45.
13. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic
Cooperation and Development) (2015), Thời gian nằm viện trung bình của các
nước.
14. Huỳnh Minh Tuấn và cộng sự (2017) Đặc điểm các trường hợp nhiễm khuẩn niệu
liên quan ống thông tiểu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 2017, khoa
Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
15. Đoàn Văn Thoại, Đỗ Gia, Tuyền (2010) “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn tiết
niệu và sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh ở bệnh nhân điều trị nội
trú khoa Nội thận – tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học thực hành, tập
49 (2), tr 35 -43

Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có đặt ống thông tiểu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019

Leave a Comment