VIÊM ĐỘNG MẠCH TẾ BÀO KHỔNG LỒ BIỂU HIỆN TẠI MẮT:NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN

VIÊM ĐỘNG MẠCH TẾ BÀO KHỔNG LỒ BIỂU HIỆN TẠI MẮT:NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN

VIÊM ĐỘNG MẠCH TẾ BÀO KHỔNG LỒ BIỂU HIỆN TẠI MẮT:NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN
Hoàng Anh Tuấn1, Nguyễn Quốc Anh1, Mai Quốc Tùng 2 316-321

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (VĐMTBKL) có biểu hiện ở mắt là một tình trạng cấp cứu nhãn khoa và bệnh lý thị thần kinh do thiếu máu cục bộ phía trước là biểu hiện tại mắt phổ biến nhất. Nhức đầu và biểu hiện tại mắt là những triệu chứng hay gặp nhất trong bệnh VĐMTBKL; do đó, trên lâm sàng những bệnh nhân nghi ngờ VĐMTBKL cần được làm ngay các xét nghiệm CRP, tốc độ lắng hồng cầu (ESR), siêu âm và/hoặc sinh thiết động mạch thái dương để chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời. Bệnh nhân thường bị mất hoặc giảm thị lực vĩnh viễn; một số trường hợp có thể hồi phục thị lực một phần. Mục tiêu chính của việc điều trị tình trạng thiếu máu cục bộ là duy trì thị lực cho mắt bên kia. Ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý thị thần kinh do thiếu máu, nên bắt đầu dùng corticosteroid liều cao ngay lập tức và duy trì sau đó. Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một trường hợp VĐMTBKL có biểu hiện tại mắt được chẩn đoán xác định qua sinh thiết động mạch thái dương (ĐMTD), có biểu hiện của tình trạng thiếu máu cục bộ phía trước thị thần kinh và mất thị lực nghiêm trọng.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (VĐMTBKL) được Horton mô tả lần đầu năm 1932 về đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh; vì vậy bệnh còn có tên là bệnh Horton, viêm ĐMTD,…1 Bệnh có tính chất hệ thống, viêm các mạch máu vừa và lớn, 75-100% các rường hợp gặp ở các động mạch (ĐM) thái dương, ĐM đốt sống, ĐM mắt, ĐM mi ngắn sau; 35-60% gặp ở ĐM cảnh trong và các nhánh khác của ĐM cảnh ngoài (ĐM mặt, ĐM chẩm) và ĐM trung tâm võng mạc với các tổn thương nhẹ hơn. Bệnh hầu như không gây tổn thương tại các ĐM nội sọ do các ĐM nội sọ có ít hoặc không có các sợi chun.1 Các biểu hiện tại mắt như nhìn mờ thoáng qua, song thị xảy ra khá thường xuyên trong bệnh VĐMTBKL, báo hiệu nguy cơ bệnh nhân có thể mất thị lực vĩnh viễn. Nhìn mờ thoáng qua phản ánh tình trạng thiếu máu thị thần kinh hoặc võng mạc, thường do giảm lưu lượng máu do hẹp lòng động mạch hơn là do huyết khối

VIÊM ĐỘNG MẠCH TẾ BÀO KHỔNG LỒ BIỂU HIỆN TẠI MẮT:NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN

Leave a Comment