Vôi hóa thận ở trẻ em: nguyên nhân, ảnh hưởng chức năng thận và sự phát triển thể chất

Vôi hóa thận ở trẻ em: nguyên nhân, ảnh hưởng chức năng thận và sự phát triển thể chất

Vôi hóa thận ở trẻ em: nguyên nhân, ảnh hưởng chức năng thận và sự phát triển thể chất
Nguyen Thi Ngoc, Nguyen Thu Huong

Mục tiêu: Đánh giá sự phát triển thể chất, chức năng thận và nguyên nhân gây vôi hóa thận của trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu hàng loạt ca bệnh, 34 bệnh nhân từ 1/07/2013 đến 30/06/2019.

Kết quả: Tỷ lệ trẻ nam 58,8%.Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là chậm tăng trưởng chiều cao và cân nặng (64,7% và 73,5%). Mức độ vôi hóa trên siêu âm chủ yếu là 2b và 3 theo phân loại của Hoyer. GFR trung bình 101,2 ± 27,5 ml/phút/1,73 m2 tại thời điểm chẩn đoán. Tăng canxi niệu chiếm tỷ lệ 35,3% và 38,2% bệnh nhân có bạch cầu niệu vô khuẩn. Thời gian theo dõi trung bình 30 tháng, trong 24 bệnh nhân theo dõi, 40% bệnh nhân có chều cao và cân nặng cải thiện  trên -2SD, GFR trung bình 105,2 ± 22 ml/phút/1,73 m2 tại thời điểm theo dõi. Nguyên nhân vôi hóa thận chủ yếu là nhiễm toan ống thận (50%), đứng thứ hai là tăng canxi niệu nguyên phát và không rõ nguyên nhân (14,8%),một số nguyên nhân khác là ngộ độc vitamin D, hội chứng bartter, vôi hóa thận – tăng canxi niệu – hạ magie máu, còi xương hạ phospho máu.

Kết luận: Vôi hóa thận là bệnh hiếm, triệu chứng lâm sàng ở trẻ em không điển hình, biểu hiện chính chậm phát triển về thể chất. Nguyên nhân hay gặp là toan ống thận. Sự cải thiện rõ về chiều cao và cân nặng sau thời gian theo dõi, mức lọc cầu thận duy trì ổn định.

 

 

Vôi hóa thận ở trẻ em: nguyên nhân, ảnh hưởng chức năng thận và sự phát triển thể chất

Leave a Comment